Câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất?

Công việc chăm sóc khách hàng hiện nay khá phổ biến và đòi hỏi phải có những kỹ năng làm việc. Do vậy, khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ tập trung các câu liên quan đến khách hàng và đôi khi là có những tình huống giả định đòi hỏi ứng viên đưa ra hướng giải quyết.

Bất kể khi tham gia phỏng vấn công việc nào bạn cũng phải trải qua quá trình trả lời câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Tương tự công việc nhân viên chăm sóc khách hàng cũng thế, sẽ có những câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng liên quan đến nghiệp vụ bán hàng. Và những câu nào là thường gặp nhất?

Những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết về vị trí ứng tuyển

Bắt đầu buổi phỏng vấn là những lời giới thiệu bản thân, sau đó bạn sẽ đối diện với rất nhiều câu hỏi liên quan. Đầu tiên, là những câu liên quan đến sự hiểu biết về công việc này như sau:

Bạn biết gì về CSKH?: Hiển nhiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu này bởi họ muốn biết sự yêu thích và mức độ quan tâm của bạn đến công việc. Hãy trả lời ngắn gọn và đầy đủ thông tin như: “Theo tôi, CSKH là công việc hỗ trợ khách hàng giải quyết các thắc mắc và đáp ứng nhu cầu của họ bằng thái độ thân thiện nhất. Và để làm được điều này thì tôi phải lắng nghe và tìm hiểu nguyện vọng của họ, từ đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề mà họ đang mắc phải”.

Bạn có từng trải qua công việc CSKH hay chưa?: Câu hỏi này được chia thành 2 dạng: Có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Nếu chưa có kinh nghiệm câu trả lời cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chẳng hạn: “Tôi có khả năng CSKH trên các phương tiện truyền thông và tôi tự tin với các cuộc gọi CSKH”. Hoặc đối với những người có kinh nghiệm làm việc thì có thể nêu: “Tôi có khả năng sử dụng công cụ quản lí và chăm sóc khách hàng (kể tên một số phần mềm). Bên cạnh đó, tôi còn tìm hiểu một số công cụ hỗ trợ khác để phục vụ cho công việc”.

Bạn hiểu gì về dịch vụ và sản phẩm của công ty?: Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên bạn hãy tìm hiểu về dịch vụ và các sản phẩm của công ty. Sau đó thẳng thắn với những gì mà bạn biết như: “Tôi nhận thấy sản phẩm có những ưu điểm(Kể tên một vài ưu điểm nổi bật) và đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng đến(Nhóm đối tượng khách hàng). Tôi hi vọng sẽ có cơ hội tham gia để hiểu rõ nhiều hơn về sản phẩm”.

Những câu hỏi thể hiện khả năng giao tiếp

Bạn nghĩ như thế nào về tinh thần hợp tác trong công việc?: Công việc CSKH luôn cần sự hợp tác liên tục giữa các đội nhóm để xây dựng chiến lược bán hàng. Do vậy, câu trả lời duy nhất trong trường hợp này mà bạn có thể đề cập như: “Tôi đề cao tinh thần làm việc nhóm bởi công việc bán hàng luôn cần sự hỗ trợ nhau kịp thời và có sự liên kết giữa các bộ phận. Bên cạnh đó, mọi người còn có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau”.

Bạn có phải là người thích giao tiếp?: Đây là kỹ năng quan trọng để trở thành một nhân viên CSKH. Vì thế, câu trả lời này cũng sẽ đánh trúng trọng tâm như: “Tôi là người thích giao tiếp và gặp gỡ khách hàng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào tôi nghĩ mình vẫn luôn giữ được trạng thái tốt nhất là vui vẻ và thân thiện với họ”.

Bạn nghĩ một nhân viên CSKH cần có những kỹ năng gì?: Bạn có thể tìm hiểu các kỹ năng liên quan đến CSKH để trả lời câu hỏi này, nhưng bạn có thể nêu ngắn gọn tập trung vào các vấn đề như: “Tôi nghĩ công việc này yêu cầu chúng ta phải hiểu rõ tâm lý khách hàng, xây dựng lòng tin với họ và dù bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta phải luôn thân thiện, hòa đồng. Đặc biệt, là cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và nhanh nhẹn”.

Những câu hỏi thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Nếu gặp những tình huống không thể giải quyết thì bạn làm thế nào?: Dù bạn có được đào tạo chuyên môn sâu trong việc CSKH thì đôi khi có những tình huống nan giải. Nhà tuyển dụng hoàn toàn hiểu rõ vấn đề này nên chúng ta có thể tự tin trả lời rằng: “Tôi nghĩ nếu có những vấn đề vượt ngoài sức của mình thì tôi sẽ nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc hỏi ý kiến cấp trên để giải quyết tốt nhất”.

Nếu gặp khách hàng khó tính bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục họ?: Với câu hỏi này nhà tuyển dụng mong mỏi nhất là thái độ phục vụ của bạn khi gặp những khách hàng khó tính. Thế nên, bạn có thể đưa ra cách giải quyết an toàn nhất như: “Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng về sản phẩm hoặc muốn hoàn trả thì trước tiên tôi nghĩ là mình sẽ xin lỗi vì những sự cố sản phẩm. Sau đó, thuyết phục khách hàng xem qua các sản phẩm khác và lựa chọn một món quà tặng thích hợp để làm họ hài lòng”.

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng mà các bạn có thể gặp phải. Ngoài ra, còn có những vấn đề liên quan mà mọi người nên tham khảo để có thêm thông tin bổ sung trong lúc trình bày.

Receivable accountant là gì?Thực hiện công việc nào?

Việc quản lý tài chính – kế toán trong doanh nghiệp chia làm nhiều bộ phận khác nhau với những chức danh cụ thể. Trong đó, receivable accountant thực hiện các khoản thu đối với những khách hàng chưa thanh toán các dịch vụ cho doanh nghiệp.

Một thuật ngữ thường xuyên được biết đến trong doanh nghiệp với tên gọi receivable accountant, đây là một vị trí công việc thực hiện các việc tính toán. Nhưng cụ thể receivable accountant là gì? Họ thực hiện công việc nào? Chúng ta hãy cùng giải đáp các câu hỏi này trong bài chia sẻ sau nhé!

Receivable accountant là gì? Tầm quan trọng trong doanh nghiệp

Receivable accountant là kế toán công nợ, họ thực hiện việc quản lý, theo dõi và thu nợ mà khách hàng chưa thanh toán đối với việc mua các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp. Việc bán hàng này thường xuyên được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp dưới hình thức trả chậm. Có tính pháp lý trong việc thực hiện bởi được xem là một phần tài sản của doanh nghiệp chưa thu hồi. Các khoản thường thu ở dạng tín dụng trong thời gian ngắn hạn vài ngày cho đến 1 năm.

Receivable accountant có vai trò giúp doanh nghiệp phân tích doanh số bán hàng  và dựa trên các định kỳ phải thu sẽ giúp đo lường thời gian thu tiền trung bình cho các khoản thu của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng thước đo giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ cân bằng các khoản phải thu và phải trả. Từ đó, đo lường được doanh thu thực chất sau mỗi kỳ kế toán để đảm bảo sự cân đối.

Bên cạnh đó, payable accountant cũng là một thuật ngữ có mối quan hệ mật thiết với receivable accountant và được hiểu là kế toán thu chi. Họ thực hiện việc thanh toán các khoản nợ phải trả. Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động thu ngân và quản lý tiền mặt.

Receivable accountant có nhiệm vụ gì?

Nhận hợp đồng từ các bộ phận, thực hiện các việc như: Kiểm tra nội dung, thêm mã và sửa mã khách hàng, nhà cung cấp, thêm mã hợp đồng vào phần mềm quản lý. Receivable accountant có trách nhiệm thực hiện việc xác nhận: Công nợ với khách hàng, hóa đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán. Kiểm tra công nợ dựa trên hợp đồng đã ký kết bao gồm: Kiểm tra giá trị hàng, hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán, số lượng hàng, chủng loại, phụ kiện, giá bán, công nợ phát sinh…

Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng mua hàng trong và ngoài nước từ các bộ phận, thường xuyên liên kết với các bộ phận để quản lý hợp đồng. Đồng thời theo dõi việc thanh toán của khách hàng, tham gia thu hồi nợ, đôn đốc các khoản nợ khó đòi, đã quá hạn.

Chịu trách nhiệm chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ ở các chi nhánh và xác nhận công nợ định kỳ. Điều chỉnh tỷ giá và điều chỉnh các vấn đề liên quan giữa các bộ phận hay khách hàng, nhà cung cấp. Thực hiện việc kiểm tra số liệu công nợ của khách hàng, nhà cung cấp để lập biên bản xác nhận, công nợ tạm ứng của cán bộ.

Lập thông báo các khoản nợ thanh toán. Lập báo cáo công nợ và báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng, các thông tin liên quan.

Việc quản lý các khoản thu thực hiện như thế nào?

Để đảm bảo việc quản lý các khoản tính toán trong doanh nghiệp chính xác, kế toán cần thực hiện các việc làm sau:

Lập bảng theo dõi: Có thể lập bảng theo dõi bằng phần mềm excel hoặc các phần mềm chuyên dụng. Nhờ đó mà dễ dàng theo dõi chính xác việc cập nhật những phát sinh liên quan đến công nợ dựa vào các thông tin trên hợp đồng, các phiếu thu-chi, các khoản chiết khấu… Đồng thời để tránh thất thoát cho doanh nghiệp cần tuân thủ các trình tự thu hồi nợ bao gồm: Kiểm soát và luân chuyển chứng từ, thanh toán…

Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sẽ giúp việc thu nợ dễ dàng hơn. Các kế toán sẽ thuận tiện trong việc thông báo các điều kiện chiết khấu, chi tiết các sản phẩm và các chứng từ liên quan. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa kế toán với các bộ phận như: Kinh doanh, nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đối chiếu thu-chi.

Gửi hóa đơn và chứng từ thanh toán: Việc gửi các chứng từ nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng. Những sai sót trong việc thông báo đến khách hàng thường xuyên xảy ra nên kế toán có trách nhiệm kiểm tra lại giao dịch bằng cách gọi điện, gửi tin nhắn hay xác nhận mail.

Nhắc nhở việc thu nợ: Kế toán có trách nhiệm gọi điện thoại để nhắc nhở các đối tác nhằm đảm bảo thanh toán đúng hạn và không làm ảnh hướng đến mối quan hệ hợp tác đôi bên. Việc thực hiện cuộc gọi cần chủ động bằng điện thọai cố định của doanh nghiệp.

Những thông tin chia sẻ được nêu hi vọng giúp mọi người hiểu rõ receivable accountant là gì. Qua đó, chúng ta còn biết đây là vị trí công việc mang nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, đáng để các bạn lựa chọn.

Coordinator là gì? Có vai trò gì trong nhà hàng – khách sạn?

Coordinator được hiểu là người đứng đầu các bộ phận để điều phối các công việc thực hiện trong nhà hàng – khách sạn. Mỗi bộ phận sẽ phân chia các vị trí khác nhau với những nhiệm vụ riêng cụ thể như: Event coordinator, sales coordinator, F&B coordinator.

Trong lĩnh vực Nhà hàng  – Khách sạn có vô số các thuật ngữ liên quan, bao gồm coordinator mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây để biết coordinator là gì. Qua đây, chúng ta sẽ biết được việc phân loại coordinator và các công việc mà họ thực hiện.

Coordinator là gì? Phân loại các khái niệm liên quan

Coordinator được hiểu là điều phối viên, họ có trách nhiệm quản lý, lập kế hoạch và hướng dẫn ở bộ phận mà họ đứng đầu trong các sự kiện hay hoạt động tại các nhà hàng – khách sạn. Các coordinator được phân loại như sau:

F&B coordinator: Ở vị trí này bạn sẽ đóng vai trò là thư ký cho giám đốc bộ phận ẩm thực, thực hiện các công việc hỗ trợ cho bộ phận ẩm thực.

Sales coordinator: Đây là cụm từ chỉ nhân viên điều phối kinh doanh thuộc bộ phận Sales & Marketing. Họ tham gia vào các hoạt động quảng cáo, bán hàng và có trách nhiệm tìm kiếm khách tiềm năng.

Event coordinator: Được hiểu là điều phối viên tổ chức sự kiện, các event coordinator có mặt thường xuyên trong các tổ chức tiệc cưới, hội nghị. Họ có trách nhiệm quản lý tất cả các công việc ở sự kiện kể cả các nhà cung ứng cho nhà hàng – khách sạn.

Coordinator thực hiện công việc nào?

Theo sự phân loại được nêu trên thì coordinator sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở mỗi bộ phận trong nhà hàng – khách sạn. Cụ thể như sau:

Marketing coordinator: Có mối quan hệ với sale coordinator trong việc tổ chức, theo dõi và tương tác với các phòng ban thực hiện các dự án. Kiểm tra chất lượng các ấn phẩm giấy và các ấn phẩm điện tử. Thương lượng giá tốt nhất cho nhà hàng – khách sạn và kiểm tra đơn hàng.

F&B coordinator: Thực hiện các công việc hành chính, vận hành hoạt động của các bộ phận. Truyền tải thông tin giữa các bộ phận khác với giám đốc bộ phận ẩm thực. Giải quyết các vấn đề liên quan đến  đơn hàng, các chương trình ưu đãi và khuyến mãi, tham gia đào tạo nhân viên mới. Theo dõi hộp thư điện tử và đóng góp các ý kiến trong các vấn đề liên quan.

Sales coordinator: Mang nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm khách hàng nên sales coordinator cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường kể cả nhu cầu của khách hàng để xây dựng các chiến lược quảng cáo. Trực tiếp giải đáp các thắc mắc, khiếu nại từ khách hàng liên quan đến dịch vụ. Đồng thời tham gia các hoạt động bán hàng, các hoạt động marketing, thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.

Event coordinator: Thực hiện các việc lên kế hoạch tổ chức sự kiện bao gồm các vấn đề như: Chi phí sự kiện, thời gian, phương tiện giải trí, chỗ ngồi… Điều phối nhân sự thực hiện và chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động cho buổi tổ chức.

Công việc coordinator cần những yêu cầu nào?

Về bằng cấp yêu cầu các điều phối viên tốt nghiệp các ngành như: Quản lý Nhà hàng – Khách sạn, Ẩm thực, Sự kiện, Dịch vụ… Có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và phân phối. Bên cạnh đó, là yêu cầu các ứng viên sử dụng thành thạo tin học văn phòng cụ thể với các phần mềm như: Word, excel, outlook, powerpoint… Đặc biệt, là thành thạo tiếng Anh và có thể trau dồi các ngoại ngữ khác.

Về kiến thức chuyên môn có những yêu cầu cụ thể cho từng vị trí như: Sales coordinator phải có kiến thức về việc bán hàng, tiếp thị và tư vấn. Event coordinator cần có kiến thức về tổ chức sự kiện và triển khai các sự kiện. F&B coordinator phải có kiến thức về ẩm thực, một số công việc văn phòng như: Quản lý hồ sơ, giấy tờ, giám sát…

Về kỹ năng đòi hỏi các ứng viên phải có kỹ năng điều phối mà vấn đề này cần trải nghiệm thực tế thì mới có kinh nghiệm cho mình. Bên cạnh đó, cần có khả năng chịu được áp lực bởi công việc mang tính linh động và có nhiều vấn đề phát sinh. Đồng thời rất cần những người có đầu óc sáng tạo trong việc lên ý tưởng, lập kế hoạch. Điều cuối cùng là các điều phối viên cần tích lũy cho mình các kỹ năng phục vụ khách hàng tốt nhất.

Thế là chúng ta đã cùng nhau giải đáp được câu hỏi coordinator là gì. Đây cũng  là một công việc lý tưởng mang đến những cơ hội thăng tiến tốt. Đặc biệt, sự lựa chọn này càng thích hợp cho những bạn có khả năng giao tiếp, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Làm gì khi thất nghiệp giúp bạn tích cực hơn

Thất nghiệp là nổi ám ảnh của nhiều bạn trẻ hiện nay. Khikhông có việc là thì đại đa số nhiều bạn rơi vào trạng thái bi quan, tiêu cực. Họ mất đi niềm tin vào một tương lai mù mịt ở phía trước. Để chấm dứt những ý nghĩ sai lầm của các bạn, bài viết sẽ giúp mọi người tìm ra hướng đi đúng nhất.

Phát triển các kỹ năng

Cần rèn luyện cho mình những kỹ năng trong lúc nhàn rỗi bạn sẽ thấy cực kỳ có lợi ích sau này. Vì có nhiều bạn trẻ hiện nay thất nghiệp cũng vì thiếu những kỹ năng cần thiết cho công việc. Bạn có thể vận dụng thời gian này để tham gia các hoạt động xã hội, các lớp học online để phát triển các kỹ năng cho mình.

Dừng lại một khoảng thời gian bị cho là thất nghiệp để bổ sung những điều thiếu sót là việc làm đúng. Bạn đừng vội nản chí, thay vì ngồi buồn rầu, lo lắng thì bạn có thể suy nghĩ đến việc mình muốn làm. Sau đó tìm hiểu kỹ công việc này yêu cầu những kỹ năng nào. Từ đó bạn có thể học hỏi, tự hoàn thiện bản thân trước khi tìm việc mới.

Thất nghiệp cũng là một dạng thử thách dành cho bạn. Giúp mọi người có thể kiên nhẫn chờ đợi cơ hội và tận dụng thời gian làm những việc mà trước nay bạn chưa từng làm. Chẳng hạn như: phụ giúp gia đình, đi du lịch, tham gia các phong trào…Đây là những hoạt động có thể rèn luyện các kỹ năng rất tốt.

Hãy làm một công việc tạm thời

Sở dĩ bạn thất nghiệp cũng chính vì bạn không tìm thấy công việc mà mình yêu thích. Bạn chọn cách từ bỏ để tìm một việc khác, hoặc có thể do nguyên nhân chổ làm không tốt, không phù hợp với nguyện vọng phát triển của bạn. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì ngoài kia có rất nhiều việc cho bạn làm. Nếu chờ đợi chọn một công việc tốt thì bạn hãy tìm cách để công việc mà bạn thích có thể đến với bạn nhanh hơn.

Chúng ta có thể làm một công việc tự do tạm thời để tìm kiếm cơ hội cho mình. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể trang trải cuộc sống. Vì nếu không có thu nhập thì mọi người cũng không thể duy trì lâu dài. Đừng bao giờ thụ động đứng yên chờ công việc tìm bạn. Vì điều đó là không thể, mà hãy nên chủ động tìm kiếm trên mạng các việc làm tự do, hoặc hỏi bạn bè xung quanh.

Thông thường những việc làm freelance có rất nhiều bạn có thể lựa chọn. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy sở thích trong chính công việc tạm thời này. Bởi có rất nhiều bạn sau một khoảng thời gian dài làm việc, bất chợt nhận ra bản thân không phù hợp với môi trường làm việc gò bó. Vì thế họ bức phá chọn cách rẽ sang con đường khác. Và điều mà họ tìm thấy chính là niềm vui là mục tiêu và sự nghiệp của cuộc đời mình.

Đừng nghĩ những việc làm bán thời gian không phải là công việc có thu nhập tốt và không ổn định. Trên thực tế, có rất nhiều người thành công cũng nhờ vào những rèn luyện trong quá trình làm những việc tạm thời này. Ví dụ như: viết lách, đánh máy thuê, bán hàng online, phục vụ, hoặc thiết kế…Đó là những việc rèn luyện tính cách nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp và tầm hiểu biết của bạn. Qua đó tạo được những mối quan hệ công việc và tìm được cơ hội việc làm chính thức.

Tham gia các lớp học và dành thời gian thư giãn tinh thần

Chúng ta thường hay nghĩ cầm tấm bằng đại học trên tay là phải đi tìm việc cho bằng được với tấm bằng này. Không tìm được việc phù hợp thì tỏ ra chán chường, mệt mỏi hoặc không chịu hạ thấp bản thân với cái gọi là một cử nhân danh giá. Hãy chấm dứt những ý nghĩ này mà thử nghĩ xem bản thân mình thích làm việc gì nhất.

Bạn không thể thay đổi sự thật rằng mình thất nghiệp. Nhưng bạn có thể tìm mọi phương pháp để thay đổi bằng cách làm một việc nào đó bất kì. Chẳng hạn tham gia một lớp học: nấu ăn, pha chế, ngoại ngữ, học thiết kế, tin học, photoshop, kế toán, chụp ảnh…Có rất nhiều khóa học cho bạn lựa chọn.

Ngoài ra, bạn có thể đi một chuyến du lịch thật xa để hít thở không khí, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh. Làm cho đầu óc thoải mái, suy nghĩ chậm lại để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Bạn cũng có thể xem một quyển sách hay của các doanh nhân thành đạt, để rút ra những kinh nghiệm cho mình.

Đừng mãi theo đuổi những cái gọi là công việc tốt, thu nhập tốt. Nó chỉ làm cho bạn thêm mệt mỏi và hoang mang nếu như không đạt được. Mà hãy ngồi lên kế hoạch mình cần làm gì khi thất nghiệp để tạo ra con đường mới. Chắc chắn bạn sẽ tìm được hướng đi thích hợp cho mình. Vì cốt lỗi con người trên thế gian ai cũng phải có một việc để làm, để sống. Vấn đề là đợi chờ và hành động để tiến tới mục đích nhanh hơn.

Kinh nghiệm đi phỏng vấn cần những gì?

Kinh nghiệm đi phỏng vấn cần những gì?

Quy trình phỏng vấn cần những gì? Điều gì là quan trọng nhất? Bạn đã từng ngồi gạch đầu dòng các việc cần chuẩn bị cho công cuộc tìm việc của mình? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp nhanh trong bài viết sau. Chúng ta cùng tìm hiểu kinh nghiệm đi phỏng vấn cần những bí quyết nào nhé!

Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng

Nắm bắt được thông tin tuyển dụng phù hợp với mong muốn công việc của bản thân. Thì bạn hãy bắt đầu tìm hiểu về công ty bao gồm các thông tin như: Các lĩnh vực hoạt động, thế mạnh của công ty, phạm vi hoạt động, thông tin về người điều hành, vị trí của công ty trong ngành…

Hơn thế nữa, bạn cũng có thể hỏi bạn bè xung quanh, những người quen biết về công ty để có thêm ý kiến tham khảo. Tìm hiểu các kênh phương tiện truyền thông để thăm dò hoạt động của công ty. Bạn sẽ có thêm thông tin tích cực để biết bản thân có phù hợp với môi trường làm việc hay không.

Bên cạnh đó, việc quan trọng là bạn phải tìm hiểu vị trí việc làm để xem mình có đáp ứng được những yêu cầu, phù hợp với nguyện vọng phát triển của bản thân. Xem xét kỹ các vấn đề như: bảng mô tả chi tiết công việc trênthông tin tuyển dụng, yêu cầu chuyên môn, các kỹ năng và chính sách… của công ty.

Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn

Một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn nữa là tìm hiểu các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Nếu các bạn băn khoăn không biết họ sẽ hỏi những gì. Thì mọi người có thể tìm hiểu qua các trang mạng xã hội. Qua đó nghiên cứu kỹ các câu mà nhà tuyển dụng thường hỏi để chuẩn bị câu trả lời hợp lý và thông minh.

Thông thường nhà tuyển dụng sẽ hỏi các vấn như: Em hãy giới thiệu về bản thân? Em có kinh nghiệm làm việc gì? Điểm mạnh và điểm yếu của em là gì? Em biết gì về công ty chúng tôi? Vị trí việc làm có những khó khăn em giải quyết như thế nào? Em có dự định gì sắp tới? Em thường làm gì khi đang thấp nghiệp? Em mong muốn mức lương bao nhiêu? Em có câu hỏi nào muốn hỏi không?…

Có rất nhiều câu hỏi mà các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là phải tìm hiểu cách trả lời để không bị hoang mang, “gà mờ” trong lúc phỏng vấn. Câu trả lời ngoài việc tìm hiểu trên mạng thì còn phải tùy thuộc vào độ nhạy cảm và khả năng ứng biến nhanh nhạy của bạn. Nhưng cần nhất vẫn là sự chân thật và khôn ngoan trong lúc trình bày.

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn những câu hỏi khó với mục đích là sàng lọc chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất. Vậy nên bạn phải tự tạo cho mình một ưu điểm riêng bằng cách khéo léo trong lúc trò chuyện. Chẳng hạn nếu bạn đi phỏng vấn trái ngành thì có thể trình bày như: “Mặc dù em học trái ngành nhưng lại có sở thích và tìm hiểu về lĩnh vực này. Em có làm một số công việc liên quan, nhưng còn thiếu sót. Mong quý công ty cho em cơ hội…”

Trang phục, ngôn ngữ và hành động

Cần sắm sửa cho mình trang phục gọn gàng, sạch sẽ để phục vụ suốt quá trình tìm việc. Khi đi phỏng vấn bạn nên lựa chọn trang phục công sở lịch sự không quá nổi bật, màu mè. Nam quần tây áo sơ mi, nữ có thể mặc váy dài áo khoác. Tóc gọn gàng, tay chân sạch sẽ không để móng dài, tránh đeo trang sức quá nhiều.

Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin và còn thể hiện con người bạn rõ nhất. Đặc biệt phỏng vấn là thời điểm quan trọng để bạn có được công việc. Vì vậy,  mọi người hãy sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với môi trường làm việc. Thể hiện sự mềm mỏng, ngôn từ thích hợp và nghe hay. Tránh nói “ um, ah, ơ..” trong lúc trình bày.

Cử chỉ đi đứng nhẹ nhàng thể hiện phong cách tự tin. Khi được mời vào phòng để phỏng vấn bạn nên nhanh nhạy bước đi nhưng phải thật khẽ, tránh kéo lê đôi giày và phát thành tiếng. Dáng đi thẳng thể hiện tinh thần làm việc hăng hái, tránh uể oải, mệt mỏi hoặc đi cúi lưng.

Các bạn hãy nằm lòng những kinh nghiệm đi phỏng vấn trên để giúp cho mình hoàn thiện hơn khi tìm việc. Tự tạo cho mình một phong cách chuyên nghiệp, tập những thói quen lành mạnh để giúp tinh thần sảng khoái, nhất là nụ cười phải trực trên môi. Thì nhất định bạn sẽ cho nhà tuyển dụng một cái nhìn thật ấn tượng.

Chăm sóc khách hàng là gì – Tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng

Nếu những ai đã từng mua hàng hẳn các bạn sẽ được nhân viên bán hàng giới thiệu và tư vấn chọn mua sản phẩm. Họ còn hỗ trợ bạn làm các thủ tục mua hàng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Thăm dò ý kiến và gọi điện thăm hỏi khách hàng sau khi mua hàng…Tất cả những việc làm trên giúp bạn hiểu một phần chăm sóc khách hàng là gì. Nhưng để nắm rõ hơn mọi người hãy xem qua bài viết sau nhé!

Chăm sóc khách hàng là gì và các thông tin liên quan

Chăm sóc khách hàng là một công việc dịch vụ hỗ trợ các khách hàng mua sắm sản phẩm. Theo dõi trong suốt quá trình mua hàng và sau khi mua hàng. Đây có thể nói là bộ phận đặc biệt luôn được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Bởi công việc chăm sóc khách hàng sẽ là tiêu chí quan trọng để mời gọi khách hàng đến với sản phẩm.

Chăm sóc khách hàng có 2 bộ phận chính:

  • Tiếp nhận thông tin của khách hàng: Đây là bộ phận tiếp xúc khách hàng đầu tiên. Thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, quảng cáo sản phẩm bao gồm những thông tin khuyến mãi dịch vụ, lợi ích cho khách hàng.
  • Chăm sóc hậu bán hàng: Là bộ phận chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm. Họ có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng sử dụng bao gồm: lắp đặt, bảo trì, sửa chữa…Thường xuyên gọi điện thăm hỏi khách hàng xem họ sử dụng sản phẩm có tốt không.

Có rất nhiều yếu tố làm cho khách hàng lựa chọn sản phẩm. Nhưng nhìn chung xoay quanh những vấn đề như: chất lượng sản phẩm, độ tiện lợi và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong đó chăm sóc khách hàng được xem là điều kiện quan trọng giúp tạo thân thiện, thu hút khách hàng nhiều hơn.

Nhân viên chăm sóc khách hàng làm việc gì?

Hiện nay nhiều doanh nghiệp mở rộng kinh doanh mua bán, các mặt hàng ngày càng tấp nập trên thị trường. Cùng với đó là việc chăm sóc khách hàng diễn ra chu đáo, năng động và thể hiện sự chuyên nghiệp hơn. Do đó, một điều dễ thấy là khi chúng ta bước chân đến một cửa hàng nào đó, các nhân viên luôn vui vẻ đón tiếp bạn rất niềm nở. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?

Nhân viên chăm sóc khách hàng phải thông thạo phần mềm CRM. Đây là công cụ để thực hiện thao tác lưu trữ thông tin khách hàng. Tìm hiểu cặn kẽ về sản phẩm để tư vấn đúng thông tin tiêu dùng. Khi có khách hàng mua sản phẩm họ tiếp nhận thông tin, tư vấn và giải quyết các thủ tục mua hàng.

Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ lên kế hoạch chăm sóc khách hàng đặc biệt như: thông tin khuyến mãi, tri ân khách hàng thân thiết, các dịp lễ tết, kỉ niệm ngày thành lập…Qua đó quan sát tiềm năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Xử lý mọi yêu cầu, thu thập ý kiến, giải quyết khiếu nại…của khách hàng. Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ bán hàng. Theo dõi mức độ hài lòng của người tiêu dùng để đưa ra chiến lược phát triển mới, hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.

Chăm sóc khách hàng cần những kỹ năng gì?

Hiểu biết sản phẩm và nắm bắt tâm lý khách hàng: Việc làm thường xuyên của nhân viên chăm sóc khách hàng là trả lời mọi câu hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm. Nên kỹ năng cần có là giao tiếp nhanh nhẹn và quan sát tỉ mỉ bắt kịp phong cách của khách.

Kỹ năng thuyết phục khách hàng: Đây là kỹ năng quan trọng bạn phải học hỏi. Bởi có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Nên bạn phải có chiến lược, khả năng ngôn ngữ tốt và các biện pháp mềm dẻo riêng để giữ chân khách.

Khả năng kiên trì và lắng nghe: Thành phần khách hàng đa dạng và có rất nhiều vấn đề phát sinh. Nên các bạn phải thật sự kiên trì, từng bước tư vấn các sản phẩm đúng với yêu cầu. Mềm mỏng và lắng nghe nguyện vọng của khách hàng.

Quản lý thời gian hiệu quả và tác phong chuyên nghiệp: Là một nhân viên chăm sóc khách hàng bạn phải linh hoạt sử dụng thời gian của mình hợp lý.Tác phong nhanh nhẹn, quần áo tươm tất, cử chỉ và lời nói chuyên nghiệp.

Qua bài viết này hi vọng các bạn đã hiểu chăm sóc khách hàng là gì. Cần học gì và làm gì để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Bạn sẽ làm được điều này nếu như chịu khó học hỏi và rèn luyện các kỹ năng bán hàng. Chắc chắn đây là một công việc hấp dẫn và có tiềm năng phát triển bản thân mà bạn có thể lựa chọn.

Vũng Tàu Cung Cấp Nguồn Lao Động Phù Hợp Nhu Cầu Tuyển Dụng

Trong xu thế thị trường việc làm Vũng Tàu đầy cạnh tranh hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu tuyển dụng là một chiến lược thiết thực. Các cơ sở đào tạo nghề đang tiến hành theo định hướng bền vững này và tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nhà trường, công ty, và cả cơ hội tìm việc làm cho người lao động. Nổi bật trong số đó, trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những đơn vị đi đầu trong chiến dịch này.

Những cột mốc quan trọng

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu bắt đầu tiến hành các cuộc kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp, nhận được yêu cầu tuyển dụng từ phía các công ty, và thực hiện chương trình đào tạo sinh viên trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp nhu cầu tuyển dụng trong việc làm Vũng Tàu. Bên cạnh đó, sinh viên cũng tin tưởng thi vào trường để nhận được chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, an tâm khi bước chân vào thị trường việc làm Vũng Tàu sẽ được đảm bảo cơ hội tìm việc làm thành công, có nguồn thu nhập ổn định.

Từ năm 2014, nhà trường đã kí hợp đồng tuyển dụng không chỉ với nhiều doanh nghiệp trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và trong nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, mà còn với nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài như tập đoàn Forval Nhật Bản, công ty Nitori Furniture,… cung cấp hơn 500 sinh viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đông đảo của các đối tác.

Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực trọng điểm khác như điện, cơ khí, may mặc cũng nhận nhiều đơn đặt hàng tuyển dụng từ phía công ty Hàn Quốc như công ty Dongjin Global, cần đến hơn 1000 lao động có kĩ năng. Ngoài ra, trường cũng đang thực hiện chương trình đào tạo khoảng 40 sinh viên vào các vị trí ca trưởng, xưởng trưởng trong các công ty đối tác Xứ Sở Kim Chi.

Theo các đề mục thỏa thuận trong hợp đồng, trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu và các doanh nghiệp hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo nguồn nhân lực đầu ra có đầy đủ trình độ, kĩ năng cần thiết, đồng thời đảm bảo việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Nhà trường còn có các đơn đặt hàng nguồn lao động từ phía tập đoàn Vietsopetro, công ty Rosneft Việt Nam, các nhà đầu tư dầu khí Lô 06,… Không chỉ đặt hàng, các doanh nghiệp còn tài trợ nhà trường để đào tạo nghề nâng cao cho sinh viên. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp đã nhanh chóng được các tập đoàn tuyển vào làm trong các dự án của tập đoàn trong các lĩnh vực dầu khí, hàn, điện công nghiệp.

Theo đơn đặt hàng của Sở Công thương, hằng năm, nhà trường đào tạo trên 100 học viên về vận hành, lập trình máy cắt CNC Plasma, lập trình đường hàn theo quĩ đạo phức tạp, cung cấp nguồn lao động cho các công ty dầu khí, cơ khí, đóng tàu.

Trong một hợp đồng khác nhà trường kí với công ty Esuhai, hàng trăm sinh viên may mắn có cơ hội sang Nhật Bản tìm việc làm theo diện tu nghiệp sinh. Chương trình hợp tác này vẫn được tiếp tục đến năm 2018, với chỉ tiêu tuyển dụng của nhà trường lên đến 200 học sinh, sinh viên. Đặc biệt là sau 3 năm tu nghiệp thành công ở Nhật Bản, các bạn tu nghiệp sinh có thể tích lũy được từ 400 đến 700 triệu đồng. Không những vậy, khi về Việt Nam, họ sẽ được giới thiệu vào làm tại các công ty Nhật có chi nhánh đặt tại Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh thành bạn.

Trong cùng năm, thành phố Sanjo của Nhật Bản đã kí hợp đồng hợp tác với trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, nguồn nhân lực trình độ Trung cấp, Cao đẳng do nhà trường đào tạo sẽ được tiếp tục chương trình học và làm việc tại trường Đại học của thành phố Sanjo.

Theo kế hoạch, nhà trường đang tiếp tục không ngừng đẩy mạnh kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp lớn khác như công ty Heniken Việt Nam, công trình nhà máy phân bón Nhà Bè, công ty Fukuda Glove, công ty Jakob Saigon, cảng Cái Mép, cảng Hòa Lộc,…

Từ năm 2017, nhà trường đã cam kết sẽ đào tạo sinh viên đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đảm bảo cơ hội tìm việc làm, nguồn thu nhập ổn định, nếu không nhà trường sẽ hoàn trả toàn bộ học phí cho học viên.

Tìm việc làm ở Vũng Tàu bằng cách xây dựng mạng lưới quan hệ

Xây dựng mạng lưới quan hệ không chỉ là trao đổi danh thiếp tại những bữa tiệc gặp đối tác làm ăn, mà còn là việc bạn có thể làm trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Nếu bạn đang tìm việc làm, hãy thử tận dụng mọi cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ của mình và qua đó tìm một vị trí việc làm Vũng Tàu.

Tạo mạng lưới quan hệ

Tạo một mạng lưới khá là đơn giản. Bạn hẳn đã luôn làm việc đó mà không nhận ra. Sau đây là các cách làm:

Bước 1: Trò chuyện về công việc của đối phương

Hỏi người khác về chỗ làm và công việc của họ có thể giúp bạn hiểu về tình hình việc làm Vũng Tàu, cũng như những cơ hội tìm việc làm trong đó. Vài người bạn có thể trò chuyện bao gồm:

– Gia đình của bạn.

– Bạn bè của bạn và gia đình họ.

– Đồng nghiệp của bạn.

– Giáo viên ở trường.

– Thành viên trong câu lạc bộ bạn tham gia.

Bước 2: Hỏi thông tin liên lạc

Nếu bạn gặp một người có cùng sở thích, hoặc làm trong ngành nghề bạn quan tâm, hãy hỏi liệu họ có thể trao đổi thông tin liên lạc – thư điện tử, số điện thoại, tài khoản trực tuyến – và liệu bạn có thể liên lạc với họ trong tương lai không.

Các website việc làm thường được gợi ý để có việc làm tốt tại Vũng Tàu là các trang sau đây:

Careerlink.vn – website tìm việc làm Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất, luôn được cập nhật liên tục giúp người dùng có thể kiếm việc làm một cách đơn giản nhất. Ứng viên và người tìm việc hoàn toàn có thể dễ dàng đăng tin tuyển dụng hoặc nộp hồ sơ vào vị trí tìm kiếm công việc phù hợp

Bvu.edu.vn – là website chính thức của trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu với phương châm tự hào là trường đại học tiêu chuẩn hàng đầu tại Bình Dương. Trường đã mở một chuyên mục tin tuyển dụng tại vũng tàu, giúp sinh viên có thể tìm việc làm sau tốt nghiệp dễ dàng

Mở rộng mạng lưới quan hệ

Một khi bạn bắt đầu xây dựng mạng lưới, có vài cách đơn giản để mở rộng nó:

– Tìm hiểu người trong cộng đồng – hãy trò chuyện với hàng xóm của bạn, tham gia vào đội, nhóm hoặc câu lạc bộ hoạt động xã hội, cộng đồng.

– Làm vài hoạt động tình nguyện trong khu vực bạn quan tâm.

– Tận dụng mọi cơ hội để gặp gỡ người mới – hãy trò chuyện với bạn bè của bạn mình tại các bữa tiệc, đừng chỉ trò chuyện với người bạn đã quen.

– Tham gia hiệp hội trong chỗ làm và dự vài sự kiện của họ.

Sử dụng mạng lưới của mình

Bạn không cần phải liên lạc với mọi người trong mạng lưới đều đặn hàng tuần, nhưng cần giữ liên lạc với họ. Bạn có thể nhờ họ khi bạn muốn tìm hiểu về thị trường việc làm Vũng Tàu, hoặc khi bạn cần một người giới thiệu trong đơn tìm việc làm.

Bạn cũng có thể liên lạc với họ khi cần xin lời khuyên về lĩnh vực công việc của họ. Nhờ tư vấn định hướng tìm việc làm là một cớ hay để liên lạc với người bạn muốn làm việc cùng, và sẽ khiến họ vui mừng khi biết bạn trân trọng những điều họ nói.

Đây là mối quan hệ song phương

Mạng lưới quan hệ không chỉ là bạn tận dụng mọi điều bạn cần từ người khác, mà còn là bạn mang đến cho họ những hỗ trợ, thông tin cần thiết.

– Nếu có một người đang tìm việc làm, hãy cho họ biết những thông tin bạn có về vị trí việc làm Vũng Tàu họ quan tâm.

– Chuyển tiếp thư điện tử về các cơ hội tìm việc làm hoặc các sự kiện xã hội đến những ai có nhu cầu.

– Bất cứ khi nào có một ai đó giúp đỡ bạn, hãy gởi họ một tin nhắn hoặc một cuộc gọi để cảm ơn.

Nếu bạn giữ liên lạc với mọi người trong mạng lưới của mình, rất nhiều khả năng họ sẽ nghĩ đến bạn ngay khi nghe thấy một thông tin nào có ích cho bạn.

Mạng lưới quan hệ trực tuyến

Tạo mạng lưới quan hệ trực tuyến là một cách khác để tìm hiểu về tình hình việc làm Vũng Tàu và các vị trí còn trống, và để liên lạc với những người có cùng sở thích.

Trăm hay không bằng tay quen

Tạo dựng mạng lưới quan hệ không hề khó khăn hay kì lạ. Nếu thực hành nhiều, bạn sẽ thấy việc này rất đơn giản, tự nhiên và chắc chắn giúp tăng cao cơ hội tìm việc làm bạn mong muốn.

Đồng Nai: Nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp cao

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Nai, trong 9 tháng đầu năm, đã có 71.600 việc làm cho người lao động trên toàn tỉnh. Trong số đó, hơn 70.000 người được tuyển dụng thông qua các chương trình kinh tế xã hội, hơn 39.700 trong số đó chủ yếu được giới thiệu đến các doanh nghiệp bởi các trung tâm giới thiệu việc làm, và những người còn lại được các chương trình kinh tế xã hội khác tuyển dụng.

Kết quả này phản ánh nhu cầu về nguồn nhân lực để phục hồi sản xuất ở thị trường việc làm Đồng Nai là rất lớn. Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đặc biệt trở thành “một chủ đề nóng” vào cuối năm nay. Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ ra kế hoạch thu hút công nhân. Tuy nhiên, nó có vẻ không có hiệu quả nhiều.

Để tìm việc làm nhanh chóng, người tìm việc truy cập vào các webiste sau

Careerlink.vn – Giới thiệu việc làm Đồng Nai mới nhất

Laodongdongnai.vn – Tin tức việc làm lao động tại Đồng Nai 

Giảm tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên

Theo các doanh nghiệp báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Nai, từ nay đến cuối năm, số lao động cần thiết cho sản xuất là 10.000 người, chủ yếu là lao động không có kỹ năng. Có sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp nhận được số lượng đơn hàng xuất khẩu lớn hơn vào cuối năm, vì vậy họ cần nhiều nhân viên hơn.

Ông Nguyễn Trần Minh, công ty Quang Thái cho biết công ty của ông hiện đang có nhu cầu cấp bách tuyển dụng hơn 1.500 công nhân chủ yếu là lao động không có kỹ năng để sản xuất và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như tiền lương thực tập, tiền thưởng làm thêm giờ, tuổi lao động tăng từ 18-35 lên 18-40 và mức độ văn hóa chỉ ở mức trung bình.

Ông Nguyễn Văn Cường, cán bộ nhân viên của công ty Việt Nam Nok cho biết: “Nhu cầu về nguồn lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, hiện là vấn đề lớn đối với công ty. Kể từ đầu quý III, chúng tôi đã đăng quảng cáo tuyển dụng tìm việc làm tại cổng của công ty và trên các biểu ngữ đường phố, chúng tôi cũng đã tham gia một số sàn giao dịch tìm việc làm của tỉnh, nhưng có vẻ như những nỗ lực này vẫn không hiệu quả.

Một số công ty lớn khác như Taekwang Vina, Bình Tiên (Đồng Nai) cần hơn 1.500 và 229 nhân viên, tương ứng Điện máy Việt Tường cần 300 lao động không có kỹ năng tại thị trường việc làm Đồng Nai.

Nâng cao nhận thức của nhân viên

ông Đào Ngọc Hoàng, Trưởng phòng Chính sách lao động (Sở Lao động-Thương binh Xã hội) cho biết khi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu lao động,  Sở Lao động – Thương binh Xã hội đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa hỗ trợ, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền cho ai có nhu cầu tìm việc làm biết và đăng ký với Phòng Lao động hoặc các trung tâm dạy nghề địa phương. Đồng thời, Sở cũng cho phép Trung tâm giới thiệu việc làm phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng lao động tại địa phương .

Ông Hoàng cũng chia sẻ rằng: “31.764 công nhân không có việc làm thường xuyên trên toàn tỉnh, 12% trong số họ là lao động ở khu vực nông thôn. Chỉ có 3% đến 4% số người được tuyển dụng, họ sẽ đáp ứng nhu cầu về lao động của doanh nghiệp.”  Sau khủng hoảng, các doanh nghiệp việc làm Đồng Nai đang bước vào thời kỳ phục hồi nên nhu cầu về nguồn nhân lực là đáng kể, vì vậy họ nên ban hành các chính sách ưu đãi để giữ cho nhân viên của họ.

Theo ông Mao Quốc Trung, Phó Giám đốc trung tâm dịch vụ nhân lực cho rằng các doanh nghiệp cần ưu tiên tuyển dụng như tăng phụ cấp, cung cấp bữa ăn, chú ý cả đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ cảm thấy an toàn và gắn bó với doanh nghiệp. Mặt khác, khi tuyển dụng công nhân, doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan nhà nước trong đào tạo, dạy nghề cho người lao động để họ có thể nắm vững nghề nghiệp của mình và tích cực góp phần hoàn thành công việc của doanh nghiệp tại thị trường việc làm Đồng Nai.

Các nhóm kỹ năng hữu ích được đánh giá cao trên thị trường việc làm Long An

Với sự phát triển mọi mặt của đời sống, người tìm việc làm nên chú trọng và cập nhật thường xuyên hồ sơ xin việc làm của mình, đặc biệt là các nhóm kỹ năng mà các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao hiện nay.

Đặc biệt với nhóm kỹ năng mềm, hầu như bạn không cần bất kỳ một bằng cấp nào mà vẫn có thể chứng minh được năng lực vận dụng chúng trên thị trường việc làm Long An. Thay vào đó, bạn có thể truy cập một trang web trực tuyến để tìm kiếm hàng trăm khóa học về kỹ năng có liên quan đến việc làm trong thời gian rãnh rỗi của mình. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết vào chính thời gian của riêng bạn. Hãy nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nó và đừng để những thứ nhỏ nhặt có thể gây cản trở các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bí quyết giúp bạn tự tin hơn với hồ sơ xin việc của mình trên thị trường việc làm Long An ngày nay:

Quản lý dự án

Quản lý dự án là một loại kỹ năng phân phối và kiểm soát các dự án trong các ràng buộc như chi phí, tiến độ và tài nguyên, là một kỹ năng khéo léo để thể hiện năng lực lãnh đạo của mình trong một tổ chức kinh doanh, bởi vì nó liên quan đến việc quản lý các thuộc tính và kỹ năng đa dạng trong các phòng ban khác nhau. Hiện nay, trên thị trường việc làm Long An tuy vị trí việc làm quản lí dự án có nhu cầu cao, nhưng khó có thể tìm được đối tượng tìm việc làm nào giỏi và phù hợp. Vì vậy, nếu bạn là một người đam mê với vai trò quản lý các dự án của doanh nghiệp, hãy ngay bây giờ cập nhật và cải thiện kịp thời kỹ năng quản lý của mình để tìm được lối đi thành công cho riêng mình.

Sử dụng Excel

Microsoft Excel được xem là một phần mềm chuyên dụng tích hợp đầy đủ các tính năng và công cụ hữu ích cho công việc của bạn. Kỹ năng định hướng dữ liệu dựa trên tính toán, cũng như thành thạo các hàm học trong ứng dụng này sẽ tạo cho bạn một lợi thế hơn hẳn các ứng viên khác cùng ngành với bạn. Hãy trau dồi kỹ năng sử dụng Excel của mình qua các khóa học phổ biến hiện nay, nhằm giúp bạn hiểu rõ cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh doanh bằng cách tận dụng sức mạnh của Excel.

Sự dụng Email marketing (Thư điện tử quảng cáo)

Hình thức email được dự đoán sẽ tồn tại mãi mãi và không bao giờ biến mất. Trên thực tế, hình thức này chính là một kênh thông tin hiệu quả và hấp dẫn để giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp, cũng như khách hàng. Ở các mô hình doanh nghiệp, email marketing đang dần trở nên rất phổ biến với mục tiêu quảng cáo hình ảnh ngày nay. Có thể khẳng định rằng không một tổ chức kinh doanh nào lại không tận dụng hình thức này. Do đó, việc bạn có kiến thức về loại hình quảng cáo này sẽ tạo điều kiện giúp bạn trở nên vượt bậc trong số các ứng viên tìm việc làm trong lĩnh vực của mình.

Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng
Cách bạn giao tiếp và trình bày kế hoạch của bạn cũng quan trọng như bản chất của công việc. Khám phá cách truyền tải nội dung cho người nghe, sử dụng PowerPoint và Keynote sẽ góp phần tạo nên thành công cho kế hoạch mà bạn mong muốn thực hiện. Với mức độ quan trọng của nhóm kỹ năng này, hãy dành ra một khoảng trống để bổ sung thêm nhóm kỹ năng này vào phần kỹ năng cá nhân trong hồ sơ xin việc của bạn.