Director Là Gì? Vai Trò Và Yếu Tố Để Trở Thành Director Là Gì?

Director là một chức vụ quan trọng và không thể thiếu ở các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Vậy Director là gì, công việc và trách nhiệm của họ gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Director là gì?

Director hay còn gọi là Giám đốc, là người chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của công ty, theo chiến lược tổng thể của hội đồng quản trị. Director chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của công ty, đồng thời đưa ra những định hướng chiến lược, chỉ dẫn cho nhân viên, đội nhóm cấp dưới để đảm bảo công ty đạt được sứ mệnh và mục tiêu đã đề ra. Director là một nhà lãnh đạo, mang nhiều trọng trách trong công ty, những đi kèm là được hưởng mức lương cao và nhiều đãi ngộ hơn các vị trí khác trong công ty.

Managing Director là giám đốc điều hành, người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty. Managing Director báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả chiến lược cho Chủ tịch công ty, các cổ đông trong hội đồng quản trị hoặc những vị trí cấp cao khác.

Trách nhiệm của Director gồm những gì?

Tùy theo lĩnh vực của mỗi doanh nghiệp mà các vị trí Director sẽ có những công việc và vai trò khác nhau. Nhìn chung, các Director phải xử lý khối lượng công việc lớn và thường xuyên đưa ra những quyết định mang hướng chỉ đạo cho đội nhóm phía dưới. Một số công việc của Director có thể kể đến như:

  • Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh và đề xuất các phương pháp thực hiện.
  • Đánh giá hiệu suất, hiệu quả làm việc của các cấp quản lý.
  • Chuẩn bị, xem xét kế hoạch kinh doanh, ngân sách và lịch trình.
  • Cung cấp cho các nhà quản lý nguồn lực họ cần.
  • Đảm bảo quản lý, nhân viên tuân thủ quy định của công ty và pháp luật.
  • Xây dựng, quản lý quan hệ với cổ đông.
  • Giám sát hiệu suất tổng thể của bộ phận phụ trách.
  • Trao đổi, báo cáo kết quả hoạt động cho chủ tịch và hội đồng quản trị trong các cuộc họp.
  • Tìm hiểu và hiểu rõ xung đột giữa các đội nhóm nội bộ và đưa ra các giải pháp giải quyết phù hợp.

Những yếu tố cần thiết để trở thành Director

Director là một vị trí cấp cao, chính vì thế họ cần là những người có năng lực cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Sau đây là những yếu tố cơ bản mà mọi Director cần có để làm tốt vai trò của mình:

Khả năng xây dựng chiến lược

Director phải nhận thức được các yếu tố quyết định cơ hội thành công và cả mối đe dọa cho công ty như sự thay đổi trong thị trường, sự phát triển công nghệ, môi trường, cổ đông, quy định công ty và quy định pháp luật… Đồng thời, Director phải hiểu rõ điểm mạnh, yếu và mục tiêu của công ty mình. Từ đó, họ đưa ra các đường lối thông minh để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tầm nhìn xa và khả năng sáng tạo

Tầm nhìn xa giúp Director hình dung được xu hướng trong thị trường và tình trạng của công ty trong tương lai. Sự sáng tạo giúp Director đưa ra giải pháp linh động, hợp lý và chấp thuận những ý tưởng mới nhưng hiệu quả từ nhân viên của mình.

Khả năng ra quyết định

Director là một nhà lãnh đạo nên cần có yếu tố quyết đoán trong công việc. Họ cần sẵn sàng đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Để làm được điều này, Director cần đồng thời có khả năng phản biện, đưa ra các lập luận, giả định, phán đoán thách thức khi thảo luận.

Khả năng phân tích và sử dụng thông tin

Director xác định thông tin đủ chi tiết, đáng tin cậy khi thực hiện chiến lược hay các hoạt động kinh doanh. Tiếp nhận, phân tích thông tin và thống kê chính xác, hiểu nguồn gốc và đưa ra các diễn dãi hợp lý. Cuối cùng là xác định các vấn đề và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đó.

Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời

Công việc của Director đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên bằng cả lời nói và văn bản. Sở hữu lối nói chuyện lưu loát, rõ ràng và tinh tế sẽ giúp Director không chỉ truyền đạt thông tin, ý tưởng chính xác mà còn xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, Director cần biết lắng nghe để biết khách hàng cần gì và để thấu hiểu nhân viên của mình.

Tính linh hoạt

Là một nhà lãnh đạo cấp cao, Director sẽ thường xuyên gặp những trường hợp bất ngờ cần xử lý nhanh chóng. Tính linh hoạt kết hợp với kiến thức chuyên môn sẽ giúp Director đưa ra những quyết định giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả. Tùy theo tính chất công việc trong lĩnh vực mà Director phải thường xuyên đưa ra các chiến lược mới thích ứng với tình hình của công ty và thị trường.

Phân biệt Director và CEO

CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, nghĩa là Tổng giám đốc điều hành. Đây là chức vụ điều hành cao nhất của một tập đoàn, tổ chức và có vai trò tổng điều hành hoạt động, quyết định sự thành bại của tập đoàn, tổ chức ấy. Có thể thấy, chức vụ CEO cao hơn Director. Hai vị trí này đều có nhiệm vụ điều hành tổ chức, đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh nhưng CEO mang nhiều trọng trách hơn Director.

Trên đây là bài viết về Director là gì và vai trò, yếu tổ để trở thành  Director. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.