Ngộ Nhận Là Gì? Một Số Ngộ Nhận Phổ Biến Về Công Việc Và Năng Lực Làm Việc

Năng lực làm việc và sự nghiệp là 2 điều khó để ta hiểu rõ, điều này phải được đánh đổi bằng cả một quá trình dài, xuyên suốt cuộc đời ta. Trong cuộc hành trình đó, việc ngộ nhận về một điều gì đó là việc không thể tránh khỏi. Vậy ngộ nhận là gì? Chúng ta thường ngộ nhận về điều gì trong công việc? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Ngộ nhận là gì?

Ngộ nhận là việc ta hiểu sai hay nhận thức sai về một điều gì đó. Việc ngộ nhận xảy ra khi ta chưa có kinh nghiệm hoặc do lần đầu tiếp xúc với vấn đề đó. Chính vì thế, trong môi trường làm việc, ngộ nhận xảy ra nhiều hơn ở các thực tập sinh hay sinh viên mới ra trường. Ví dụ để bạn đọc hiểu hơn về ngộ nhận một điều gì đó như việc nhiều bạn trẻ mới ra trường ngộ nhận về năng lực của bản thân hay một anh đồng nghiệp nhiệt tình thường xuyên giúp đỡ bạn nhưng bạn ngộ nhận rằng anh ấy có tình cảm với mình.

Một số ngộ nhận có thể thấy trong môi trường công việc hiện nay

Ngộ nhận của người sử dụng lao động

1.    Những điều nhỏ nhặt không tạo nên sự khác biệt

Sự ngộ nhận này của người sử dụng lao động thường xảy ra trong các văn phòng có quy mô lớn. Sự thật là dù là môi trường làm việc nhỏ hay lớn, những điều nhỏ nhặt luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất định. Điều này xuất phát từ cách văn phòng được thiết kế, cách công ty đối đãi nhân viên, cách cấp trên quan tâm đội nhóm của mình… Những tiểu tiết nhỏ này gộp lại có thể nuôi dưỡng sự trung thành của nhân viên hoặc có thể đó là lý do nhân viên chọn rời đi.

2.    Thời gian làm việc càng nhiều thì nhiều việc có thể hoàn thành hơn

Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp cho rằng thời gian nhân viên làm việc nhiều hơn thì họ sẽ làm được nhiều việc hơn. Sự thật là mọi người chỉ có thể tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, họ bắt đầu mất động lực và năng suất cũng giảm dần. Am hiểu được điều này, một số doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nghỉ giải lao ngắn thường xuyên hơn và quan tâm đến sức khỏe tinh thần cho nhân viên.

3.    Nhân viên hoạt động từ xa thì hoạt động kém hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp không cho phép nhân viên làm việc từ xa vì họ cho rằng làm việc bên ngoài nhân viên sẽ ít động lực làm việc, không gắn kết chặt chẽ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc cho nhân viên có cơ hội lựa chọn môi trường làm việc mà họ muốn, linh hoạt thời gian sẽ giúp cho nhân viên thoải mái và làm việc hiệu quả hơn.

Ngộ nhận của người lao động

1.    Bằng đại học quyết định cả con đường nghề nghiệp tương lai

Đúng là nền tảng học tập sẽ là một bước đệm tốt cho chúng ta khi bước vào con được sự nghiệp. Tuy nhiên, sự thật là điều nhà tuyển dụng quan tâm nhiều là chuyên ngành của bạn theo học. Tiếp đó, họ sẽ tập trung vào kinh nghiệm làm việc trước đây, các hoạt động ngoại khóa và các kỹ năng cứng, mềm bạn thể hiện trong đơn ứng tuyển. Tấm bằng đại học không ràng buộc chúng ta vào một con đường cụ thể mà nó là công cụ để ta tìm ra con đường dành cho bản thân.

2.    Sẽ có một vị trí lý tưởng dành cho tôi

Hầu hết ai trong chúng ta sẽ phải trải qua nhiều vị trí làm việc trong đời. Sau khi thay đổi nơi làm việc, chúng ta cũng sẽ tích lũy thêm được kinh nghiệm, kỹ năng. Bản thân ta phát triển từng ngày, chính vì thế vị trí hoàn hảo của bạn trong hôm nay sẽ bớt một ít lý tưởng đi vào ngày mai. Ngày càng bạn có nhiều nhu cầu hơn, đặc biệt khi bạn đã thực hiện được mục tiêu thì bạn muốn thăng tiến hơn là vị trí hiện tại.

3.    Niềm đam mê của tôi sẽ trả tất cả hóa đơn

Lựa chọn giữa đam mê và thực tế là một điều cực kỳ khó khăn. Có một sự thực là rất nhiều người phải từ bỏ ước mơ, đam mê của mình để tìm kiếm một công việc khác vì đam mê không đủ chi trả cho cuộc sống của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải từ bỏ đam mê của bản thân. Thay vào đó, nhiều người chọn cách chăm chỉ thực hiện và phát triển đồng thời cả hai. Nếu đam mê của bạn tạo ra giá trị thì dù ít hay nhiều, thị trường sẽ chi trả cho bạn.

4.    Tôi phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu trong mục mô tả công việc

Đây là điều mà nhiều ứng viên ngộ nhận khi ứng tuyển việc làm, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn nên coi JD mà doanh nghiệp đăng tải như một danh sách họ mong muốn có ở ứng viên hơn là danh sách những điều bắt buộc tuyệt đối ứng viên phải có. Các nhà tuyển dụng mô tả một ứng viên hoàn hảo, sau đó chỉnh sửa để phù hợp với thực tế và nguồn cung nhân tài có thể đáp ứng được. Nếu bạn còn thiếu một chút yếu tố nào đó so với JD thì vẫn hãy tự tin nộp đơn ứng tuyển nhé.

Trên đây là bài viết về ngộ nhận là gì và những ngộ nhận trong công việc. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.