TP Hồ Chí Minh đón đầu kỉ nguyên việc làm CNTT

Trong một thời đại mà lĩnh vực công nghệ thông tin đang làm chủ, sớm nắm bắt xu hướng việc làm TP Hồ Chí Minh này là một bước đi quan trọng không chỉ của các trường đại học, mà còn của các bạn trẻ có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên, các ngành nghề trong số lượng việc làm TP Hồ Chí Minh của thời đại CNTT đòi hỏi ở sinh viên nhiều kĩ năng thực tiễn, điều mà hiện nay đang là trở ngại tìm việc làm của thế hệ mới.

Tiềm năng việc làm TP Hồ Chí Minh trong kỉ nguyên CNTT

Tình hình việc làm TP Hồ Chí Minh đang gặp những vấn đề mâu thuẫn. Đó là tình trạng thất nghiệp đáng báo động của hơn 100000 người lao động có trình độ đại học, trong khi, nhiều ngành lại đang bị thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng, trong đó nổi bật với ngành CNTT. Đây là một thống kê được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố trong quý II năm 2018.

Một dẫn chứng khác về xu hướng thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT được Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung về nền Kinh tế Kĩ thuật số tương lai Việt Nam công bố trong cùng năm. Trong báo cáo này, nhu cầu tuyển dụng lực lượng lao động trong lĩnh vực CNTT được nhấn mạnh là sẽ tăng trưởng mạnh đến năm 2020, cụ thể với hơn một triệu nhân lực, tăng gần 50% qua từng năm.

Ở Việt Nam, cụ thể là TP Hồ Chí Minh, nhiều ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực CNTT có xu hướng phát triển rõ rệt. Vô số cơ hội việc làm TP Hồ Chí Minh với các ngành có sức tăng trưởng và thu hút lớn như Trí tuệ nhân tạo (AI), Lưu trữ đám mây (Cloud Storage), Thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và công nghệ Blockchain. Bên cạnh các ngành nghề nóng kể trên, còn có nhiều lĩnh vực quan trọng khác như Internet vạn vật (IoT), Thương mại điện tử (EC), Gia công phần mềm CNTT,…

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên gia công nghệ cao này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà còn là thực tế chung của toàn Châu Á và cả toàn cầu. Lấy ví dụ với lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), nếu nguồn nhân lực hiện đáp ứng được cho lĩnh vực này trên toàn cầu là 300000 người thì thực tế vẫn đang thiếu hụt đến hàng triệu chuyên gia CNTT.

Kĩ năng thực tiễn – trở ngại tìm việc làm của sinh viên CNTT

Thị trường việc làm TP Hồ Chí Minh đang có nhu cầu to lớn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT. Trước vô số cơ hội tìm việc làm tiềm năng này, các bạn trẻ chuyên ngành CNTT lại không thể nắm bắt ưu thế đó. Nguyên nhân là do sự bất cập giữa kiến thức lí thuyết và thực hành. Các bạn nghĩ rằng mình cần nắm vững kiến thức lí thuyết trong những năm học đại học, và sau khi tốt nghiệp, vào các doanh nghiệp, các bạn sẽ được tiếp tục đào tạo kĩ năng thực hành trong lĩnh vực chuyên môn. Đó là một nhận thức sai lầm.

Nhằm chứng minh cụ thể cho hậu quả của ngộ nhận trên, một thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trên các sinh viên CNTT mới tốt nghiệp, đã chỉ ra có hơn 70% là không có kinh nghiệm thực hành, hơn 40% không có kĩ năng làm việc nhóm và đến 80% lập trình viên cần phải đào tạo lại.

Thống kê trên cho thấy bên cạnh kiến thức chuyên ngành, kĩ năng CNTT, trình độ kĩ thuật số xuất sắc, nhân viên CNTT tương lai cũng cần có những kĩ năng mềm và kĩ năng xã hội cần thiết để có thể làm việc nhóm hiệu quả, giao tiếp thành công với khách hàng quốc tế.

Đào tạo sinh viên CNTT không thể chỉ dạy lí thuyết suông trên sách vở, mà đặc biệt họ cần phải được hướng dẫn và tổ chức thực hành thường xuyên. Bên cạnh phần cứng, họ cần tích lũy phần mềm, là những kĩ năng cần thiết như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói trước công chúng,… song song với năng lực ngoại ngữ. Đây mới chính là những yêu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp.

Sinh viên cần có cơ hội tương tác với doanh nghiệp, thường xuyên kết nối với các thành tựu công nghệ tiến tiến nhất từ khi mới bắt đầu khóa học cho đến khi tốt nghiệp thông qua các kì kiến tập và thực tập. Ngoài ra, nhà trường, khoa cần tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm cho sinh viên để tạo cơ hội phát triển các kĩ năng mềm và kĩ năng xã hội.

Tóm lại, lĩnh vực CNTT trong môi trường việc TP Hồ Chí Minh đang có tiềm năng phát triển vượt bậc, mở ra cơ hội tìm việc làm vô cùng to lớn cho các thế hệ sinh viên. Vì vậy, nhà trường, khoa, giảng viên và sinh viên cần chung tay khắc phục những thiếu sót trong kinh nghiệm thực tiễn, kĩ năng mềm, đặt ra mục tiêu học tập và tìm việc làm cụ thể.