Kinh nghiệm đi phỏng vấn cần những gì?

Kinh nghiệm đi phỏng vấn cần những gì?

Quy trình phỏng vấn cần những gì? Điều gì là quan trọng nhất? Bạn đã từng ngồi gạch đầu dòng các việc cần chuẩn bị cho công cuộc tìm việc của mình? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp nhanh trong bài viết sau. Chúng ta cùng tìm hiểu kinh nghiệm đi phỏng vấn cần những bí quyết nào nhé!

Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng

Nắm bắt được thông tin tuyển dụng phù hợp với mong muốn công việc của bản thân. Thì bạn hãy bắt đầu tìm hiểu về công ty bao gồm các thông tin như: Các lĩnh vực hoạt động, thế mạnh của công ty, phạm vi hoạt động, thông tin về người điều hành, vị trí của công ty trong ngành…

Hơn thế nữa, bạn cũng có thể hỏi bạn bè xung quanh, những người quen biết về công ty để có thêm ý kiến tham khảo. Tìm hiểu các kênh phương tiện truyền thông để thăm dò hoạt động của công ty. Bạn sẽ có thêm thông tin tích cực để biết bản thân có phù hợp với môi trường làm việc hay không.

Bên cạnh đó, việc quan trọng là bạn phải tìm hiểu vị trí việc làm để xem mình có đáp ứng được những yêu cầu, phù hợp với nguyện vọng phát triển của bản thân. Xem xét kỹ các vấn đề như: bảng mô tả chi tiết công việc trênthông tin tuyển dụng, yêu cầu chuyên môn, các kỹ năng và chính sách… của công ty.

Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn

Một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn nữa là tìm hiểu các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Nếu các bạn băn khoăn không biết họ sẽ hỏi những gì. Thì mọi người có thể tìm hiểu qua các trang mạng xã hội. Qua đó nghiên cứu kỹ các câu mà nhà tuyển dụng thường hỏi để chuẩn bị câu trả lời hợp lý và thông minh.

Thông thường nhà tuyển dụng sẽ hỏi các vấn như: Em hãy giới thiệu về bản thân? Em có kinh nghiệm làm việc gì? Điểm mạnh và điểm yếu của em là gì? Em biết gì về công ty chúng tôi? Vị trí việc làm có những khó khăn em giải quyết như thế nào? Em có dự định gì sắp tới? Em thường làm gì khi đang thấp nghiệp? Em mong muốn mức lương bao nhiêu? Em có câu hỏi nào muốn hỏi không?…

Có rất nhiều câu hỏi mà các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là phải tìm hiểu cách trả lời để không bị hoang mang, “gà mờ” trong lúc phỏng vấn. Câu trả lời ngoài việc tìm hiểu trên mạng thì còn phải tùy thuộc vào độ nhạy cảm và khả năng ứng biến nhanh nhạy của bạn. Nhưng cần nhất vẫn là sự chân thật và khôn ngoan trong lúc trình bày.

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn những câu hỏi khó với mục đích là sàng lọc chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất. Vậy nên bạn phải tự tạo cho mình một ưu điểm riêng bằng cách khéo léo trong lúc trò chuyện. Chẳng hạn nếu bạn đi phỏng vấn trái ngành thì có thể trình bày như: “Mặc dù em học trái ngành nhưng lại có sở thích và tìm hiểu về lĩnh vực này. Em có làm một số công việc liên quan, nhưng còn thiếu sót. Mong quý công ty cho em cơ hội…”

Trang phục, ngôn ngữ và hành động

Cần sắm sửa cho mình trang phục gọn gàng, sạch sẽ để phục vụ suốt quá trình tìm việc. Khi đi phỏng vấn bạn nên lựa chọn trang phục công sở lịch sự không quá nổi bật, màu mè. Nam quần tây áo sơ mi, nữ có thể mặc váy dài áo khoác. Tóc gọn gàng, tay chân sạch sẽ không để móng dài, tránh đeo trang sức quá nhiều.

Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin và còn thể hiện con người bạn rõ nhất. Đặc biệt phỏng vấn là thời điểm quan trọng để bạn có được công việc. Vì vậy,  mọi người hãy sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với môi trường làm việc. Thể hiện sự mềm mỏng, ngôn từ thích hợp và nghe hay. Tránh nói “ um, ah, ơ..” trong lúc trình bày.

Cử chỉ đi đứng nhẹ nhàng thể hiện phong cách tự tin. Khi được mời vào phòng để phỏng vấn bạn nên nhanh nhạy bước đi nhưng phải thật khẽ, tránh kéo lê đôi giày và phát thành tiếng. Dáng đi thẳng thể hiện tinh thần làm việc hăng hái, tránh uể oải, mệt mỏi hoặc đi cúi lưng.

Các bạn hãy nằm lòng những kinh nghiệm đi phỏng vấn trên để giúp cho mình hoàn thiện hơn khi tìm việc. Tự tạo cho mình một phong cách chuyên nghiệp, tập những thói quen lành mạnh để giúp tinh thần sảng khoái, nhất là nụ cười phải trực trên môi. Thì nhất định bạn sẽ cho nhà tuyển dụng một cái nhìn thật ấn tượng.